×

Giỏ hàng

3
Tổng: 30.000.000
Xem giỏ hàng Thanh toán
Menu
Trang chủ
Giới thiệu
Sản phẩm
Giải pháp
Tin tức
Tuyển dụng
Liên hệ

Hotline

0912.566.477

Email Liện Hệ

info@miva.com.vn

sales@miva.com.vn

Ngôn Ngữ

Giải thích thêm về hiện tượng phóng điện và thời gian cắt dòng

Minh Nguyen Kieu 27/04/2020 2154 Views

Liên quan đên thử nghiệm xác định điện áp phóng của dầu cách điện.

Theo tiêu chuẩn IEC 60 156-95 chỉ qui định thời gian cắt dòng < 1 ms để không xẩy ra hiện tượng carbon hóa làm ảnh hưởng đến kết quả các lần thử phóng điện tiếp theo. Thời gian cắt dòng nếu quá ngắn không phải là 1 ưu điểm mà đôi khí là 1 nhược điểm do công suất cũng như công nghệ sản xuất thiết bị thử

Ngoài ra thời gian cắt dòng < 1 ms thì theo tiêu chuẩn tốc độ tăng áp 1 kV/s à 1 ms điện áp chỉ tăng 1 V, trong khi độ phân dải yêu cầu 0.1 kV và sai số hệ thống là 1 kV. Vậy giá trị điện áp tăng trong quá trình này không đáng kể và không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm

Về yêu cầu thời gian cắt dòng < 10 μs trong yêu cầu kỹ thuật có tham chiều đến thời gian cắt dòng của thiết bị DTA 100C do hãng Baur sản xuất chúng tôi xin trả lời như sau:

Nhà sản xuất Baur (và 1 số nhà sản xuất khác) sử dụng mạch cộng hưởng RC (Resonant Circuit) để tạo điện áp cao, khi đó 2 bản cực trong cốc thử đóng vai trò là 2 bản cực của tụ và dầu thử chính là chất điện môi của tụ. Khi điện áp cộng hưởng tăng lên nếu xuất hiện nhân tố gây phóng điện (bọt khí, chất bẩn, vượt quá mức cách điện của dầu) sẽ xẩy ra hiện tượng phóng điện và thực chất quá trình phóng này không điều khiển được, nó chỉ là quá trình phóng và triệt tiêu điện áp đã tích ở 2 đầu bản cực. Có thể mô tả quá trình này rất giống với quá trình phóng điện của các thiết bị thử nghiệm xung sét hoặc quá trình xảy ra khí có sấm sét.

Việc nhà sản xuất khác đưa ra thông số < 10 μs thực chất là thời gian phóng này xảy ra chỉ có vậy là hết năng lượng. Thông thường quá trình phóng xẩy ra sau 2 micro giây đã hết ½ năng lượng tích lũy. Vì vậy chúng tôi nhấn mạnh thời gian phóng < 10 μs ở đây là 1 điểm yếu của thiết bị do sử dụng công nghệ mạch cộng hưởng chứ không phải là 1 điện áp “thực” đặt lên 2 bản cực. Hiện tượng phóng điện có thể xẩy ra khi có 1 nhân tố ví dụ 1 bọt khí hoặc 1 hạt bẩn và thiết bị phóng ngay. Điều gì xẩy ra nếu đặc tính này chỉ mang tính đơn lẻ, cá biệt trong mẫu dầu. Khi đó kết quả thử nghiệm không đặc trưng cho cả mẫu dầu cần thử. Chính vì vậy đôi khi thực hiện có thể có 1 lần kết quả rất thấp so với các lần khác.

Theo qui định của phần lớn các tiêu chuẩn thử nghiệm dòng điện đi qua mẫu thử nếu > 20 mA thì coi như chất cách điện bị hỏng. Nếu sử dụng công nghệ cộng hưởng chúng ta không thể xác định được dòng khi phóng đo đó tất nhiên không thể lập trình được dòng cắt là bao nhiêu ( với Portatest 100A-2 ta có thể lập trình dòng phóng từ 1 – 5 A, nếu dòng phóng > giá trị đặt sẽ ngắt nguồn cấp cao áp)

Thiết bị Portatest 100A-2 do hãng Schleich của Đức sản xuất rất được tin dùng tại Đức và các nước châu Âu khác bởi:

Portatest 100A-2 có bộ biến thế cao áp thực ( 2x50kV) vì vậy điện áp trên 2 đầu bản cực là điện áp đầu ra của máy biến áp vì vậy cho phép thử nghiệm bất kỳ vật liệu cách điện nào ( lỏng, rắn), thậm chí các miếng cách điện ( tiêu chuẩn –EN 6024, ASTM D149, JIS 2321).

Vậy với Portatest 100A-2 chúng ra có thể thử nghiệm được hiện tượng phóng điện thực sự với bộ nguồn thực sự, có thể lập trình được dòng cắt ( 1-5 mA). Khi đó kết quả đo mới thực sự đại diện cho tính chất cách điện của mẫu dầu.

 

Hy vọng những giải thích trên đáp ứng mọi thắc mắc của quí vịvề thời gian cắt dòng.

Mọi thông tin hoặc thắc mắc thêm về vấn đề nêu trên xin liên hệ:

Nguyễn Kiều Minh

Email: minhnk@miva.com.vn

ĐT: 04.3844.3666

Trân trọng;